Đặc điểm gỗ cao su
Cao su là loại cây thân cứng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nóng ẩm – rừng Amazon, có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, thuộc họ đại kích Euphobiaceae. Gỗ cao su, tên tiếng Anh là Rubber Wood, được lấy từ phần thân cây có độ tuổi từ 20 năm trở lên, khi mà cây cao su không cho mủ nữa. Gỗ cao su thuộc nhóm VII – nhóm gỗ nhẹ, với sức chịu đựng kém và dễ bị mối, mục.
Cây cao su được bác sĩ Yersin trồng thành công tại Nha Trang vào năm 1987. Và cho đến nay, nó được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ, tại các tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và đặc biệt phủ sóng rộng rãi ở vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kon Tum. Cây phù hợp với nhiệt độ khí hậu nóng ẩm của Đông Nam Á nên sinh trưởng phát triển tốt.
Quy trình sản xuất phôi gỗ cao su – Rubber Wood
Để có những phôi gỗ đạt chuẩn chất lượng thì người ta chỉ đốn hạ những cây cao su đủ năm khai thác. Gỗ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến trước khi đưa vào quy trình sản xuất nhằm tăng tính ổn định, độ bền và hạn chế khuyết điểm.
Quy trình sản xuất gỗ trải qua 6 giai đoạn vô cùng phức tạp và công phu như sau:
Bước 1: Tách phần thân và gốc của cây cao su
Chọn cây cao su có độ tuổi 25 năm trở lên để lấy gỗ. Cây được đốn hạ, loại bỏ cành lá và tách lấy phần thân và gốc cây.
Bước 2: Sau khi xẻ gỗ, phân loại khuyết điểm
Bước 3: Xử lý gỗ bằng hóa chất
Gỗ được ngâm tẩm trong bồn hóa chất áp lực có pha trộn tỉ lệ thích ứng có tác dụng làm nổi bật màu gỗ, ngăn chặn sự tấn công của mối mọt.
Bước 4: Xử lý và tẩm gỗ ở môi trường chân không
Bước 5: Sấy gỗ
Gỗ sẽ được vớt ra và đưa vào lò sấy. Độ ẩm thích hợp của gỗ là 8%-12%.
Bước 6: Kiểm tra, phân loại và lưu kho bảo quản
Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn sẽ được kiểm tra, đóng kiện. Tùy vào nhu cầu của thị trường để đấu nối chúng thành những thanh dài hơn.
Nhờ trải qua quá trình tẩm sấy kỹ lưỡng nên gỗ cao su rất chắc, có khả năng chống mối mọt và hoàn toàn không sợ nước.
![](https://goghep.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/phoi-go.jpg)
Ưu nhược điểm của gỗ ghép cao su
Gỗ tự nhiên cao su được đánh giá cao vì thớ gỗ dày, ít co giãn và màu sáng. Tuy nhiên, so với những loại gỗ tự nhiên khác thì loại gỗ này vẫn chưa sáng bằng. Chúng ta cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ cao su để xem đây có phải là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất nội thất không nhé.
Ưu điểm của gỗ cao su- Rubber Wood
- Nhờ tính đàn hồi tự nhiên của gỗ cao su mà gỗ dẻo dai và bền bỉ với thời gian. Gỗ có thể uốn cong mà không bị gãy nứt. Vì vậy, chất liệu được sử dụng để tạo thành nội thất có hình tròn, hình bầu dục mà không bị sứt mẻ.
- Gỗ thân thiện với môi trường, có thể chống lại ảnh hưởng từ các vật liệu dễ cháy như tàn thuốc lá. Khi xảy ra hỏa hoạn, gỗ không thải chất độc hại ra môi trường.
- Gỗ Cao su không ngậm nước, không thấm nước trong nhiều điều kiện.
- Màu sắc gỗ bắt mắt, đa dạng ánh vàng từ xám sáng đến nâu, mang lại vẻ đẹp tự nhiên sang trọng cho không gian sống.
- Gỗ bám sơn tốt nên nhà sản xuất có thể thay đổi màu sắc nội thất theo ý muốn
- Tuy được lấy từ cây cao su lâu năm nhưng gỗ có độ mềm mại tốt, tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
- Bề mặt gỗ mịn màng cùng hương thơm nhạt, dễ chịu đem lại sự thoải mái và yêu mến cho người dùng giúp không gian sống đảm bảo trong lành và thoáng mát.
- Giá gỗ mềm, phù hợp với các khách hàng có kinh tế thấp và trung bình.
Nhược điểm của gỗ cao su – Rubber Wood
- Độ bền của Rubber Wood không được tốt bằng những loại gỗ tự nhiên quý khác. Bạn có thể nhận thấy rằng khổ rộng của cao su thường nhỏ hơn 150mm, vì vậy khi làm đồ nội thất phải ghép từ nhiều tấm cao su gây nên hiện tượng mối nối gỗ.
- Việc ghép từ những thanh gỗ nhỏ còn khiến gỗ cao su có màu sắc không đồng đều. Vì thế mà các sản phẩm làm từ loại gỗ này không đạt tính sang trọng cao bằng gỗ tự nhiên nguyên khối. Độ bền của gỗ ở mức trung bình nên bạn cần hết sức chú ý bảo quản khi sử dụng.
![](https://goghep.com.vn/wp-content/uploads/2022/08/go-cao-su-ghep.jpg)